DỊCH VỤ HỖ TRỢ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

  1. Kiểm tra sau thông quan là gì?

Theo khoản 1 Điều 77 Luật Hải quan 2014: “Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan. Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan”.

Như vậy, mục đích của việc kiểm tra sau khi thông quan chủ yếu là để đảm bảo số liệu trên tờ khai là hợp lý, hợp lệ và doanh nghiệp không khai sai để trốn thuế.

  1. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan

Cụ thể tại Điều 78 Luật Hải quan 2014, các trường hợp kiểm tra sau thông quan bao gồm:

– Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.

– Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan 2014 thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

– Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

  1. Quy trình kiểm tra sau thông quan
    Quy trình kiểm tra sau thông quan

Bước 1: Cơ quan Hải quan thu thập, phân tích, nhận định thông tin.

Nguồn thông tin thường được thu thập từ hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan hoặc thu thập thông tin bằng văn bản từ người khai hải quan. Nếu kết quả thu thập thông tin từ cơ quan hải quan có dấu hiệu rủi ro nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng thì sẽ tiến hành thu thập thêm thông tin từ người khai hải quan.

Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung thông tin thu thập được, công chức/nhóm công chức thực hiện phân loại hồ sơ, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các các mức độ rủi ro khác nhau. Đối với trường hợp được phân loại có mức độ rủi ro cao, công chức/nhóm công chức thực hiện tra cứu, rà soát thông tin, dữ liệu trong hệ thống thông tin quản lý tờ khai hải quan (đã được thông quan trong thời hạn 5 năm) từ đó thực hiện lựa chọn đề xuất kiểm tra.

Bước 2: Cơ quan Hải quan đề xuất kiểm tra theo dấu hiệu, rủi ro.

Sau khi thực hiện phân tích thông tin, nhóm công chức sẽ tiến hành lựa chọn đối tượng kiểm tra. Lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan tại trụ sở chi cục Hải quan và trụ sở chi cục Kiểm tra sau thông quan. Đối với kiểm tra tại chi cục Hải quan, những trường hợp thường được lựa chọn kiểm như: hàng hóa luồng xanh chưa được kiểm tra thực tế trước đó, trường hợp có dấu hiệu vi phạm, có rủi ro thuế.

Bước 3: Người có thẩm quyền đại diện Chi cục Hải quan ra quyết định kiểm tra.

Người có thẩm quyền ký ban hành Quyết định kiểm tra theo quy định tại Điều 144 Thông tư 39/2018/TT-BTC xem xét đề xuất của công chức/nhóm công chức về dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro, kế hoạch được giao để phê duyệt nội dung đề xuất và ký ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan/trụ sở người khai hải quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ (Đoàn kiểm tra/nhóm kiểm tra phải có ít nhất 2 người).

Bước 4: Thực hiện kiểm tra, rà soát chứng từ và hàng hoá trực tiếp tại doanh nghiệp.

Căn cứ Quyết định kiểm tra đã được ký, Trưởng đoàn kiểm tra họp đoàn kiểm tra phân công việc chuẩn bị, lập kế hoạch kiểm tra chi tiết: Phạm vi kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời gian kiểm tra; dự kiến những công việc phải làm; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn kiểm tra; dự kiến các tình huống và biện pháp xử lý tình huống; thông tin liên lạc; kế hoạch hậu cần,…) để tổ chức, thực hiện cuộc kiểm tra.

Có 2 hình thức kiểm tra sau thông quan là tại Trụ sở cơ quan Hải quan và tại Trụ sở doanh nghiệp. Việc lựa chọn hình thức kiểm tra phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan quyết định.

Bước 5: Cơ quan Hải quan đưa ra Dự thảo Kết quả kiểm tra.

Kết thúc kiểm tra, người có thẩm quyền kết luận kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo Đoàn kiểm tra lập dự thảo Bản kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan.

Nội dung công bố gồm: trách nhiệm, quyền hạn của trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra, quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan theo quy định pháp luật; yêu cầu người khai hải quan kiểm tra lại nội dung của Quyết định trước khi tiếp nhận Quyết định kiểm tra; những công việc người khai hải quan phải làm và những gì phải cung cấp; bản quyết định được trao cho người có thẩm quyền đại diện cho người khai hải quan

Bước 6: Doanh nghiệp giải trình, phản hồi nếu không đồng ý với Kết quả kiểm tra.

Bước 7: Cơ quan Hải quan đưa ra Kết luận kiểm tra.

Bước 8: Quyết định xử lý kết quả kiểm tra.

Sau khi có kết quả sau kiểm tra, bộ phận chức năng sẽ thực hiện xử lý các công việc liên quan đến kết quả kiểm tra như quyết định ấn định thuế, Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp có vi phạm, giải quyết kiểu nại, tham gia giải quyết tố tụng hình sự.

  1. Dịch vụ hỗ trợ kiểm tra sau thông quan tại VHG Logistics

Thực tế cho thấy, đa phần các doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra sau thông quan thường tập trung quá nhiều vào việc đẩy nhanh tốc độ “thông quan” mà vô tình lờ đi việc kiểm định hồ sơ, chứng từ. Điều này đồng nghĩa với việc họ quên mất rằng: Bất cứ lúc nào cơ quan Hải quan cũng có thể “gõ cửa” doanh nghiệp để thực hiện hậu kiểm, khi ấy doanh nghiệp mới “tá hỏa” tìm đường lui thì mức phạt đã lên đến con số khổng lồ, thậm chí dẫn tới “phá sản” do số tiền phạt quá lớn. Những vấn đề mà các doanh nghiệp thường gặp kiểm tra sau thông quan có thể kể đến như:

– Không giải trình chênh lệch xuất nhập tồn nguyên vật liệu.

– Bác bỏ C/O.

– Khai sai mã HS.

– Thiếu giấy phép nhập khẩu.

– Thiếu kiểm tra chất lượng.

– Kê khai tờ khai sai, phạt hành chính.

– Xác định sai trị giá hải quan.

– Chưa đăng ký cơ sở sản xuất.

– Chưa đăng ký kho của EPE.

– Giao gia công không thông báo.

– Không đủ điều kiện hoàn/ miền thuế.

Từ đó, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều rủi ro:

– Truy thu thuế, phạt hành chính 20%, phạt chậm nộp 0,03%/ ngày.

– Giảm mức độ “uy tín” trong danh sách tuân thủ hải quan khiến DN bị tạm dừng thông quan, liên tục rơi vào lưồng đỏ hoặc bị đình chỉ chế độ doanh nghiệp ưu tiên…

Những điều trên ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ nhập – xuất khẩu và sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó, làm giảm lợi thế cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế hoặc dẫn tới phải đóng cửa tạm dừng kinh doanh vì không thể xuất – nhập được hàng hóa.

Kiểm tra sau thông quan là nghiệp vụ phức tạp, cần nhiều thời gian và kiến thức nghiệp vụ vững vàng trong nhiều chuyên môn liên quan như: nguồn gốc hàng hóa, giá vốn hàng bán, chi phí giá thành sản phẩm, phương thức thanh toán,… Hiểu rõ trở ngại và áp lực của doanh nghiệp trước các cuộc hậu kiểm, đội ngũ của VHG Logistics cung cấp giải pháp “Dịch vụ hỗ trợ kiểm tra sau thông quan” với công tác rà soát trước – trong – sau kiểm tra sau thông quan, xoáy sâu vào thực trạng từng vấn đề từ đó bóc tách và xử lý tận gốc từng rủi ro “tiềm ẩn” trong doanh nghiệp. VHG Logistics sẽ phối hợp chặt chẽ với khách hàng để việc kiểm tra sau thông quan không còn là nỗi ám ảnh quá lớn.

Quy trình dịch vụ kiểm tra sau thông quan của VHG Logistics:

Giai đoạn 1: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Giai đoạn 2: Thương thảo về các hạng mục công việc trong dịch vụ hỗ trợ kiểm tra sau thông quan.

Giai đoạn 3: Thực hiện rà soát, tìm hiểu sâu vào các vấn đề của khách hàng

Giai đoạn 4: Lên kế hoạch thực hiện dịch vụ phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, giải quyết tận gốc các vấn đề tồn tại, đưa ra lộ trình triển khai cụ thể cho doanh nghiệp.

Đến với dịch vụ của chúng tôi, khách hàng cần chuẩn bị những gì? Đó là:

– Mô hình hoạt động của doanh nghiệp; Loại hình kinh doanh; Tình hình sản xuất và kinh doanh.

– Tình trạng hoạt động kế toán; Hệ thống kế toán; Các chứng từ kế toán; Hệ thống kho bãi; Giá trị hàng hóa.

– Thông tin đơn vị xuất khẩu hàng hóa.

– Danh mục các hàng hóa nhập khẩu và các giấy tờ và chứng từ có liên quan. Ví dụ như: Hợp đồng thương mại; Hóa đơn thương mại, vận đơn cùng tất cả chứng từ khách do đơn vị xuất khẩu phát hành.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ mà VHG Logistics cung cấp, khách hàng hãy gọi đến số hotline: 024 3990 7899 để được tư vấn và hướng dẫn.

Công ty TNHH Tiếp Vận VHG:

Fanpage: VHG Logistics

Website: https://vhglogistics.com/

Hotline: 024 3990 7899

Email: vhglogistics@gmail.com