Dừa là một trong các cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam với diện tích trồng lớn, sau cao su, hồ tiêu, điều. Hiện nay, diện tích dừa cả nước đạt khoảng 175.000 ha, tập trung tại các tỉnh Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, Việt Nam hiện đang là một trong những nước xuất khẩu dừa tươi lớn sang các thị trường tiêu thụ mạnh như: Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ, Úc… Các mặt hàng dừa xuất khẩu thường là dừa tươi nguyên quả và xuất khẩu nước dừa.
Thủ tục xuất khẩu dừa tươi
Về chính sách xuất khẩu, theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì mặt hàng dừa tươi không nằm trong danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu và cũng không thuộc danh mục hàng hóa phải xin giấy phép khi xuất khẩu.
Tuy nhiên, để được xuất khẩu dừa sang nước khác doanh nghiệp cần phải tuân thủ các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu với những giấy phép bao gồm: Giấy chứng nhận kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale), Giấy chứng nhận y tế (Health certificate).
– Kiểm dịch thực vật: Phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng và phải qua quy trình kiểm dịch thực vật.
– Kiểm tra chất lượng sản phẩm và lượng thuốc bảo vệ thực vật: dừa phải đáp ứng phương pháp trồng sạch, theo dõi tiến trình phát triển chặt chẽ và kiểm soát liều lượng thuốc hỗ trợ dinh dưỡng hoặc thuốc ngăn ngừa sâu bệnh đúng liều lược. Các hệ tiêu chuẩn phổ biến hiện tại áp dụng để đánh giá như VietGAP, GlobalGAP, Organic, …
– Vùng trồng cần phải đạt tiêu chuẩn: Phải chứng minh được nguồn gốc và đảm bảo về vùng trồng đã đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với những thị trường quốc tế.
– Tiêu chuẩn sản phẩm: Xét về trọng lượng, dừa tươi sau khi gọt vỏ phải có 800 gram trở lên; còn đối với dừa xanh tươi (chưa gọt vỏ) thì cần nặng từ 1kg trở lên; dừa khô loại 1: Trên 1,050 gram; dừa khô loại 2: Từ 800 gram đến 1,050 gram. Trái dừa khi thu hoạch phải nguyên quả, được bóc vỏ ngoài hoặc được bóc hết xơ; vỏ quả hoặc sọ dừa không bị rạn nứt; lành lặn, không bị thối hỏng hoặc dập nát. Đối với dừa nguyên quả, phải có bông con và cuống, đài hoa phải gắn chặt vào cuống hoa.
– Tiêu chuẩn vận chuyển: Dạng dừa nguyên trái và dừa gọt kim cương đều phải được vận chuyển bằng container lạnh, nhiệt độ trung bình là 0 độ C (đối với dừa nguyên trái) và trên 2 độ C (đối với dừa gọt), độ thông gió là 10, độ ẩm là 50-60%.
Để tránh rắc rối và đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp nên chuẩn bị và tiến hành kiểm nghiệm chất lượng một khoảng thời gian hợp lý trước khi gửi hàng. Thời gian chuẩn bị và kiểm nghiệm này có thể dao động tùy thuộc vào quy trình sản xuất với các yếu tố cụ thể, như: lịch trình tàu chạy, kế hoạch kiểm nghiệm định kỳ, yêu cầu từ đơn vị nhập khẩu, tiêu chuẩn nội bộ của doanh nghiệp…
Mã HS và thuế suất
Theo Biểu thuế Xuất nhập khẩu 2024, quả dừa thuộc chương 8 “Quả và quả hạch (nuts) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa”, nhóm 0801 “Dừa, quả hạch Brazil (Brazil nuts) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ”. Mặt hàng này có thuế suất xuất khẩu và VAT đều là 0%.
Bộ hồ sơ xuất khẩu
Tờ khai hải quan
Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
Vận đơn (Bill of Lading)
Và một số chứng từ cần có theo yêu cầu của đối tác bên nhập khẩu như:
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Certificate of Phytosanitary)
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – CO)
Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Certificate of Quality – CQ)
Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate)
Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)
Các chứng từ khác (nếu có)
Quy trình xuất khẩu
Bước 1: Tiến hành sắp xếp, đóng hàng vào container. Sau đó, tiến hành làm giấy phép liên quan: Kiểm dịch thực vật, Kiểm tra ATTP,… cho lô hàng.
Bước 2: Thực hiện hun trùng cho toàn bộ container.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ làm thủ tục hải quan.
Bước 4: Mở tờ khai hải quan, thông quan lô hàng. Sau đó, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cần thiết gửi cho bên nhập khẩu.
I’m not that much of a online reader to be honest but your blogs really nice,
keep it up! I’ll go ahead and bookmark your website to
come back down the road. All the best!